Hà Nội phát triển nông thôn mới kiểu mẫu, toàn diện

|

Hà Nội phát triển nông thôn mới kiểu mẫu, toàn diện

Trong hành trình hơn 10 năm xâ;y dựng nông thôn mới, các địa phương của Thủ đô luôn nỗ lực, quyết tâ;m hoàn thành mục tiêu đề ra, đặc biệt là tinh thần không ngừng phấn đầu để có thêm nhiều lĩnh vực đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới đạt chuẩn toàn diện, góp phần nâ;ng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dâ;n.

Hai xã kiểu mẫu, toàn diện

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xâ;y dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến nay, Thành phố đã có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, xã Đại Áng và xã Yên Mỹ của huyện Thanh Trì đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện 8/8 lĩnh vực: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch và chuyển đổi số.

Ở xã Đại Áng, thôn Nguyệt Áng được mệnh danh là “đất Trạng”, bởi có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong triều đình phong kiến xưa. Phát huy truyền thống quê hương, người dâ;n thôn Nguyệt Áng nói riêng và nhâ;n dâ;n xã Đại Áng nói chung luôn chú trọng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xã có 3 trường công lập của 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia. Các mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”… được duy trì, nhâ;n rộng. Giáo dục và đào tạo cũng là lĩnh vực địa phương đã hoàn thành trong xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

 
Nghề làm nón lá Vĩnh Thịnh đã có lịch sử hàng trăm năm,
được công nhận là Làng nghề truyền thống Hà Nội 

Bên cạnh đó, Đại Áng còn có nghề làm nón lá thôn Vĩnh Thịnh, nghề may mặc ở Vĩnh Trung... cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng với nhiều đình, chùa, văn chỉ ở các thôn được xã bảo tồn, tôn tạo, khai thác giá trị trong thu hút khách du lịch. Chính vì thế, trong xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu, du lịch cũng là lĩnh vực xã đã đạt kết quả tốt.

Phó Chủ tịch UBND xã Đại Áng Nguyễn Văn Hưng cho biết, xã đã triển khai mô hình thôn thông minh ở cả 4/4 thôn. Các thôn này có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình thực hiện giới thiệu, quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức thương mại điện tử. Đại Áng hiện có hơn 2.000 lao động làm việc tại các cơ sở thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thu nhập bình quâ;n của người dâ;n tăng qua các năm và xã không còn hộ nghèo.

Những kết quả tích cực trong công cuộc xâ;y dựng nông thôn mới đã và đang góp phần đưa Đại Áng đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại. Chia sẻ về cách làm, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Áng Nguyễn Văn Hưng thông tin, ngay sau khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao năm 2022, Đảng ủy xã đã tổ chức họp bàn, ra nghị quyết, tập trung nâ;ng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu. Với phương châ;m “làm đến đâ;u, chắc đến đó”, xã Đại Áng đã xâ;y dựng kế hoạch, xác định lộ trình cụ thể gắn với từng phần việc và thời gian hoàn thành đối với từng thôn; phâ;n công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên bám sát cơ sở, lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của người dâ;n để giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện.

 
Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện ở Yên Mỹ

Cùng với đó, xã thực hiện tốt phương châ;m “dâ;n biết, dâ;n bàn, dâ;n làm, dâ;n kiểm tra và dâ;n hưởng thụ”; tuâ;n thủ nguyên tắc dâ;n chủ, công khai, minh bạch trong mọi công việc. Nhờ đó, ý thức cộng đồng, ý thức của người dâ;n được nâ;ng cao, phát huy dâ;n chủ theo đúng tinh thần, nội dung thực hiện xâ;y dựng nông thôn mới.

Tương tự, bức tranh miền quê xã Yên Mỹ cũng có nhiều đổi thay toàn diện, rộn ràng nhịp sống mới. Bí thư Chi bộ thôn 3 Nguyễn Văn Trà cho hay, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ, khang trang, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Đặc biệt, thời gian gần đâ;y, Yên Mỹ còn được biết đến là điểm du lịch của thành phố. Trên địa bàn xã có nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn, như: Vạn An, Hải Đăng, Đầm Tròn, Vườn Chim Việt, khu trồng rau thủy canh.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Mỹ Trần Quang Khánh chia sẻ, xã tập trung nâ;ng cao chất lượng các tiêu chí xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã đạt được. Đặc biệt, Yên Mỹ tập trung phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển. Xã Yên Mỹ phấn đấu trở thành phường và là điểm đến du lịch hấp dẫn của Hà Nội.

Cuối năm 2023, xã Đại Áng và xã Yên Mỹ đều đã hoàn thành xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện trên cả 8 lĩnh vực. Văn phòng Điều phối Chương trình xâ;y dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội khẳng định, đâ;y là 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện đầu tiên trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có một số xã tiệm cận nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, như: Xã Hồng Vâ;n (huyện Thường Tín); xã Yên Sở (huyện Hoài Đức); xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng)... đạt từ 5 lĩnh vực trở lên.

Tập trung nguồn lực xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu, toàn diện

Có thể nói, nông thôn mới kiểu mẫu đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực từ diện mạo đến chất lượng cuộc sống của người dâ;n. Các tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp tạo thuận lợi cho giao thương cũng như sinh hoạt, sản xuất của người dâ;n; Các thiết chế văn hóa được đầu tư xâ;y dựng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhâ;n dâ;n; Môi trường xanh, sạch, đẹp với nhiều "miền quê đáng sống"; Thu nhập của người dâ;n được nâ;ng cao, số hộ giàu tăng và không còn hộ nghèo...

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xâ;y dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện không chỉ là danh hiệu, mà còn là điều kiện để nâ;ng cao mọi mặt đời sống người dâ;n. Tính đến tháng 10/2024, hầu hết các xã nông thôn mới kiểu mẫu của thành phố mới đạt từ 2 đến 4 lĩnh vực. Do đó, quan điểm chỉ đạo của thành phố là đẩy mạnh xâ;y dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã chưa đạt. Với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nhưng chưa toàn diện tiếp tục đầu tư cho các lĩnh vực còn lại để đạt cả 8/8 lĩnh vực và hướng đến xâ;y dựng nông thôn mới thông minh.

Tại huyện Sóc Sơn, xã Mai Đình và xã Phú Minh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong hai lĩnh vực Y tế và Văn hóa; xã Phú Cường đã đạt chuẩn trong hai lĩnh vực Sản xuất và Văn hóa; xã Trung Giã đạt chuẩn trong ba lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Sản xuất và Y tế; xã Quang Tiến đạt chuẩn trong ba lĩnh vực Sản xuất, Văn hóa và Y tế; xã Xuâ;n Giang đạt chuẩn trong hai lĩnh vực Sản xuất và Y tế.

Tại huyện Thạch Thất, xã Đồng Trúc được công nhận đạt chuẩn trong ba lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Văn hóa; xã Hạ Bằng đạt chuẩn trong hai lĩnh vực Y tế; Giáo dục và Đào tạo.

Tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao năm 2022. Xã Lam Điền đã chuyển biến toàn diện, kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, cảnh quan môi trường nông thôn Lam Điền được giữ gìn sáng, xanh, sạch đẹp. Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh trật tự được giữ vững; Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được nhâ;n rộng; đời sống vật chất, tinh thần của người dâ;n ngày càng nâ;ng cao…

Phát huy những kết quả đã đạt được, xã tiếp tục tập trung mọi nguồn lực và đoàn kết, quyết tâ;m nâ;ng chất lượng các tiêu chí để năm 2024 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến tháng 8/2024, Ban chỉ đạo xâ;y dựng nông thôn mới của xã tự đánh giá đối với tiêu chí Thu nhập đạt 20/20 điểm, tiêu chí mô hình thôn thông minh đạt 54/60 điểm. Đối với tiêu chí tự chọn, đến nay lĩnh vực y tế đạt 18/20 điểm, lĩnh vực an ninh trật tự đạt 17/20 điểm. 

Theo số liệu của Văn phòng điều phối Chương trình xâ;y dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, tính đến hết quý III năm 2024, thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao, 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, mới đâ;y, Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố đạt nông thôn mới nâ;ng cao. Ngoài ra, các huyện Đông Anh, Gia Lâ;m, Đan Phượng, Thường Tín, Thanh Oai đang hoàn thiện điều kiện để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao năm 2023 và năm 2024.

Theo Văn phòng Điều phối chương trình xâ;y dựng nông thôn mới Hà Nội, thành phố luôn xác định xâ;y dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, các địa phương dù đã đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao, kiểu mẫu thì quyền địa phương vẫn phải sát sao, huy động nguồn lực và sự ủng hộ của người dâ;n để tiếp tục nâ;ng cao các tiêu chí nông thôn mới, nhất là về môi trường, sản xuất, hạ tầng nông thôn, nước sạch, cơ sở vật chất trường học…

 
Tiến Long

Ứng dụng giải trí Fortune Rat